2010/11/18
Thư K (4)
về nhà,
trẻ con khóc váng trời
ko đi bệnh viện đâu
điện thoại reo ầm ầm
có tổ chức gì ko?
âm âm
u u
hàng xóm cưa xẻ
nghiệt ngã
người ốm,trời ốm
trẻ ốm, già ốm
...
trời ngủ rồi
Lâm An. 2008
2010/11/04
Octorber Ends
2010/10/24
old and wise
Đó là một ban đêm kì lạ tiếp nối màn sương đêm trước trên đường về tôi đã thấy. Bắt đầu từ buổi chiều tà, tôi lắng nghe tiếng gọi xen lẫn tiếng thở của thời gian rất khẽ. Những cuộc gặp gỡ tiếp sau đem đến cảm giác của một thành phố khác, của một lứa tuổi khác. Không phải cái tôi khô héo và cũ mòn.
Tối ấy, tôi nghe tiếng cười ríu rít của bầy chim sẻ đang cùng nhau ăn những hạt thóc trắng muốt. Vì một buổi tối đẹp trời, cũng phải, đến lũ chim cũng cần được yêu đời.
Đêm ấy, tôi có cảm giác đã chạm vào tận sâu hơi thở của thành phố. Nhẹ thôi, vì tôi đã để dành, bình minh ấy, cho lần sau, tôi nghĩ vậy.
Sớm ấy, tôi đã thấy sương mù dày đặc ở những con phố hẹp. Mùi cherry của Black Stone ươm nồng ban công ám khói. Chỉ một lát nữa, bình minh sẽ thắp sáng, những giao cảm của ngày sẽ tràn vào. Tôi sẽ chỉ còn là một chiếc hộp khép kín vuông vức được ươm nồng.
Thế nên, hãy yêu đến chết khoảnh khắc này!
2010/10/14
stop imagining
I'm wasting, dreaming of the past, into the road of sadness. Will you love me as the winter comes?
.
Don't cast your shadow on my soul, please don't...
Spirit? What the fuckin' Spirit is? In this era, there are not many people really care about it?
Đi hoang trong tâm tưởng của chính mình!
.
.
cũng có thể
việc trồng những cái cây cạnh giường ngủ,
một buổi sáng nào đó
khi những dây leo trườn kín cửa sổ
đến ngạt thở
và những bông hoa đã kịp ăn hết không khí đêm qua,
tôi sẽ nằm chết như chú ve sầu
bên thềm cửa sổ mùa thu
mà không bao giờ biết vì sao
2010/09/18
Wake me up when September ends
Khi trở về nhà, vòng hoa nhài thơm ngát đã bị nát bấy. Ngả sang màu vàng úa. Duy có mùi hương vẫn vương vấn trong chiếc ví đựng đủ thứ đồ linh tinh của tôi. Một buổi chiều thật dài với hai event, và rất nhiều người. Không có nhạc.
Dây hoa từ một người lái taxi không quen biết. Anh giải thích cặn kẽ cho tôi về cách người ta làm, và vì sao cứ sắp tới ngày rằm người ta bán và mua nó nhiều. Màu trắng tinh khôi của nó làm tôi nhớ những bông ngọc lan ven hồ Tây, những chùm thạch thảo đẫm sương, và những bông cúc khuy áo của mùa thu. Đã rất lâu, rất lâu rồi tôi chưa cắm hoa trở lại
Sau cùng, anh cho tôi một trong hai dây đang treo lủng lẳng cạnh bánh lái. Đó là cảm giác thư thái nhất trong tuần qua ở SG, sau khi trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời ở biển Cửa Đại.
.
Biển đã làm dịu bớt cơn giận dữ trong tôi. Thay vào đó, là một nỗi buồn lắng và dịu dàng. Cái cảm giác bản thể quen thuộc tuy có chút yếu ớt sống dậy. Buổi chiều ấy, tôi nằm trong biển, ngước mắt lên trên ngắm bầu trời chuyển từ màu xanh ngắt sang xám xịt. Đêm ấy trời bão. Đảo chỉ có điện 4 tiếng. Sóng rất lạ. Sáng sớm hôm sau trời ngả sang màu bàng bạc, mây mịn như nhung. Nằm giữa biển chờ thứ ánh sáng lẻ loi của ngày. Nhưng lạc hướng, nắng chỉ đến từ phía sau.
.
Gần đây, trong nỗ lực trả lời những câu hỏi của chính mình, tôi nhận ra tất thảy những thứ đang diễn ra chỉ là một bản sao không hoàn hảo của quá khứ hoặc một giấc mơ. Thế giới tiềm thức mạnh mẽ đang chi phối tôi bằng những diễn biễn của ngày hôm qua. Sự dễ dãi của bản thể trong những tháng gần đây đang làm tôi nao núng về tinh thần. Phản kháng hay hành động không bao giờ là quá khó.
Nhưng tôi cứ loay hoay mãi với việc làm sao để không làm tổn thương những hồi ức đẹp của mình đã từng có. Để khi bất chợt tới một quán cafe, một góc phố, một địa danh mình không cảm thấy tiếc nuối về một điều đẹp đẽ đã vỡ tan.
Cái thói yêu chiều cảm xúc của chính mình làm tôi cứ loay hoay mãi. Có những thứ tôi cũng không nhớ được nó là gì, đã diễn ra như thế nào, nhưng cái cảm xúc lúc ấy, thế giới lúc đó màu gì thì tôi nhớ. Cứ thương nhớ cảm giác của chính mình, là một điều vô cùng đáng buồn. Bởi thực tế con người mới là quan trọng, nó là thực thể, còn cái cảm xúc cũ kỹ của tôi, dẫu có hiếm hoi thật đấy, xét cho cùng vẫn chỉ là cảm xúc trong khoảnh khắc đó mà thôi. Và nó đã chết ngay khi nó sinh ra. Mà tôi, vì quá yêu chiều bản thân mình đã lưu giữ nó lại.
Một cái chết lưu trong mình người sống. Hoại tử là điều không thể tránh khỏi.
.
Thốt nhiên tôi muốn chơi cờ cùng Hà quá. Chỉ để yên lặng và đi những nước mông lung.
Lẽ ra khi Hà sinh con, tôi nên ngừng chơi cờ. Cái nước cờ mà mọi người thường đi khác hẳn cách mà tôi với Hà vẫn chơi và cười vui với nhau.
Tôi sẽ không chơi cờ nữa, không bao giờ nữa
2010/08/31
high tide
Những giấc mơ như những ý tưởng được nhồi nhét vội vã trong đầu diễn ra hàng đêm. Nó phản lại cái tư duy nên ngủ nhiều của tôi. Những giấc mơ, về căn bản chúng chẳng mang một dấu hiệu nào hết, cho đến cái ngày nó trở thành sự thật sau đó không lâu.
Việc sống trong hai thế giới song hành một lúc, là quá sức. Những mối liên hệ lớn lên trong mơ, phát triển rực rỡ, và cũng phai tàn trong chính giấc mơ. "Những giấc mơ là một dạng hiện thực khác" - Du đã nói thế trong những dòng cuối cùng gửi cho tôi. Mỗi lần tỉnh giấc sau giấc mơ lạ lẫm, với những diễn biến như một câu chuyện dài chắp nối đêm này qua đêm khác, tôi đều nghĩ tới Du. Tại sao không bao giờ Du xuất hiện ở đó, trong những giấc mơ tôi?
Nỗi nhớ Du như một sợi gân mảnh được may sâu vào hệ dây thần kinh vốn nhập nhằng của tôi. Nó nằm đó, yên an, và nhẹ nhõm.
2010/08/13
Hẹn mùa hoa cúc
Rượu của thi nhân
Nằm trong “Tứ quý”, hoa cúc vốn được các thi nhân ca ngợi về vẻ đẹp thanh tao với mùi hương nhẹ nhàng mà thanh khiết. Hoa cúc có nhiều loại trồng khắp trên thế giới, nhưng vẫn được coi là biểu tượng của phương Đông và cũng được coi là loài hoa mang khí tiết của người quân tử. Để làm thành rượu cúc ngon nồng nàn thì phải là thứ hoa cúc khuy áo (kim cúc) nhỏ nhắn tròn đẹp và thơm dịu dàng mới làm được. Người xưa uống rượu cúc thường gọi bằng cái tên “hoàng hoa tửu” vốn là tên gốc bên Trung Quốc. Sau khi du nhập sang nước ta rồi thấm đẫm cái nét văn hóa của xứ kinh kỳ, cách làm cũng có phần khác đi, tới nay người dân chỉ nhớ tới cái tên rượu cúc giản dị.
Người Hà Nội bây giờ ngâm rượu cúc thường tới phố Lãn Ông chọn mua kim cúc khô còn nguyên cả phấn. Mà phải chọn loại cánh hoa mêm, phấn ở phần nhụy bám đều, màu vàng tươi tắn không được ngả nâu cũng không được dập. Đem về sơ chế rồi ngâm với rượu nếp ngon bẩy bẩy bốn chín ngày cho rượu thấm hương cúc. Nhiều người thường chôn rượu dưới đất để hương thêm nồng. Tùy theo sở thích có thể thêm một ít cam thảo hay chén mật ong vào rượu để rượu có vị ngọt sắc và ánh lên màu vàng sánh. Đó là cách đơn giản được cô đọng lại sau nhiều năm, và cũng để thích hợp với cái thời buổi kinh tế thị trường. Chứ xưa kia, để làm người cúc, người ta phải chọn hoa rất kỹ từ lúc đang nở rộ, đem phơi khô. Nước chưng cất rượu cúc cũng phải là nước mưa được hứng và lưu trữ từ mùa mưa năm trước.
Rượu cúc càng được chôn cất lâu thì hương càng thơm, vị càng ngọt ngào. Mỗi năm thường người ta chỉ làm được một mẻ rượu cúc, trong đó hài hòa cả âm lẫn dương. Uống một ngụm không hề thấy gắt mà hương đã len sâu trong lòng, phải thật thư thái thì mới thưởng được hết hương cúc trong chén. Người xưa nói đây là rượu dành cho thi nhân, dành cho tao nhân mặc khách cũng bởi lẽ đó. Lý do khác là uống rượu cúc không nên uống có đồ nhắm, cùng lắm là thêm vài lát xoài xanh hoặc dăm hột lạc mới cảm hết được cái vị nồng nàn của rượu. Thi nhân uống rượu hay ngẫm ra mây trời gió nước, trăng hoa tuyết nguyệt, có khi mê hương rượu quá mà kiên quyết uống “chay”. Cái nét tinh tế ấy, âu cũng là nét đặc trưng của những tâm hồn nhạy cảm. Hương rượu cúc thơm nồng nàn cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của những con người tao nhã.
Ngoài ra rượu cúc còn có công dụng thanh can, làm sáng mắt, giải cảm phong nhiệt. Những người hay bị cảm mạo phát sốt, hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và có cảm giác bốc nóng lên đầu, thị lực giảm sút mỗi ngày uống một chén rượu cúc pha mật ong sẽ đỡ nhiều.
Cùng bạn nâng chén mùa thu
Qua rồi cái thời sĩ phu Bắc Hà uống rượu hàng ngày bàn chuyện tâm can. Bây giờ người ta chỉ uống rượu khi có dịp. Riêng vào tiết cuối thu đầu đông trời bắt đầu lành lạnh người ta rủ nhau đi uống rượu nhiều hơn. Uống rượu cúc cũng vậy, dẫu hoa cúc nở hai mùa xuân - thu, nhưng người ta vẫn hay uống rượu cúc vào cuối mùa thu. Mùa lá rụng, tiết trời bắt đầu se se lạnh, chỉ có những chồi cúc là vẫn óng ả sắc hoa. Nâng chén rượu cúc vừa thấy ấm áp vừa thấy thi vị.
Những buổi tối trời se se lạnh, chưa đủ để mặc áo bông quàng khăn ấm, khiến người ta dễ rủ nhau tới quán quen uống dăm ba chén rượu cúc, vừa say cái vị nồng nàn vừa thấm cái tình bạn hữu. Không bạn, rượu uống nhiều vẫn tỉnh, nhưng buồn. Có bạn ngồi bên, rượu uống ít mà say, chếnh choáng lại vui. Quán chẳng có gì ngoài vài bộ bàn ghế tre, đũa tre, mấy cái niêu đất. Những chiếc bình giả cổ rất khéo bé xíu, chén hạt mít cũng bé xíu mà đủ đầy những câu chuyện. Thức ăn giản dị như dành riêng cho khách uống rượu cúc, chỉ có các món rau lạc vừng vừa ấm nóng vừa thơm tho. Vừa uống chén rượu vàng ươm sánh như mật vừa kể nhau nghe những câu chuyện cũ mới đan xen, lúc buồn lúc vui. Cứ như thế, rượu đầy sóng sánh, rượu thơm nồng nàn cho tới khi hương rượu thấm đẫm vào người như đang lạc trong cánh rừng hoa cúc chính là lúc đã ngà ngà say mà chẳng hay. Thật là giống như cụ đồ Chiểu từng ngâm nga:
“Non xanh nước biếc vui vầy
Khi đêm rượu cúc, khi ngày trà lan”
(Nguyễn Đình Chiểu)
As one of the “Four Precious Flowers”, chrysanthemums have been praised by many poets for their delicate beauty and gentle fragrance. The chrysanthemum family comprises many species grown all over the world, but they are still seen as a symbol of the Orient and represent a gentleman’s dignity.
To obtain strong and delicious “mum” wine, the ingredient must be small, fragrant chrysanthemums (kim cuc). In ancient China, “mum” wine was called “hoang hoa tuu” (yellow flower wine). After being imported into Vietnam and imbued with cultural traits of the capital city, the method of making this wine has been somewhat modified. In Vietnamese it is simply called ruou cuc (chrysanthemum wine).
POET’S WINE
Present-day Hanoians who make chrysanthemum-flavoured wine go to Lan Ong Street to buy dry Italian chrysanthemums still covered with pollen. Discerning wine makers look for flowers with soft petals, pollen clinging evenly at the pistil, bright yellow colour with no hint of brown spots, and absence of bruises. The flowers will soaked in glutinous rice wine for 49 days for the wine to absorb the flower fragrance.
During this process the wine jars are often buried in the ground to give the wine more fragrance.Depending on taste, some licorice or bee honey may be added giving the wine a pungent sweetness and a viscous texture. That is the modern way of making the wine, while in the old days, the flowers were carefully selected while blossoming and then dried in the sun.The water used in the wine distillation had to be pure rainwater stored from the previous rainy season.
The longer the wine is buried in the ground, the more fragrant its flavour will be and the sweeter its taste. Only one batch of chrysanthemum wine can be made each year, with a harmonious balance between yin and yang. You can take a big gulp of the wine without it being too strong but the flavour will stay with you for a long time. The wine was thus said by the ancients to be reserved for poets and writers.
Chrysanthemum wine doesn’t need anything to accompany it, at the most some slices of green mango or groundnuts. It is designed to drink for the flavour. Poets often relied on the inspiring flavour of this wine for their muse. A taste for chrysanthemum wine was a sign of an emotional soul or a creative streak. In addition, chrysanthemum wine also helps freshen the liver, give clearer eyesight, relieve the cold and reduce body heat. A cup of the wine with some bee honey each day is a great help to those who often catch cold, have a fever, suffer from dizziness and vertigo, feell too much heat on their brow, or suffer from poor eyesight.
DRINKING A TOAST WITH FRIENDS IN AUTUMN
Gone are the days when Northern feudal intellectuals drank wine the whole day through and talked their hearts out. Now people drink wine on occasions. Especially, in late autumn and early winter when the weather gets a bit cold people tend to gather for a drink.
On mildly cold nights – not cold enough to wear heavy clothing – people invite one another to a familiar shop for some cups of ‘mum’ wine, to share the delicious drop with friends. There is not much in the shop besides some bamboo chairs and tables, bamboo chopsticks, earthen pots, little antique bottles and drinking bowls. The proprietors serve some simple food that goes with the wine - hot and fragrant vegetable dishes with roasted groundnuts. Warmed by the alcohol they tell each other stories, both old and new, sad and delightful, over cups of golden wine as thick as honey. And everything goes on; imbibed with the flavour of the wine, the drinkers feel lost in a field of chrysanthemums until they get drunk beyond awareness. It was this that the poet Do Chieu was talking about in his verse:
“We gather here by the green mountains
and crystal-clear river,
spending the night with chrysanthemum wine
and the day with orchid tea.”
(Nguyen Dinh Chieu)
Delicious Magazine No.10
2010/08/10
2010/08/07
Giấc mơ tan rã
1. Trước giờ tôi không thích đàn ông viết tản mạn nhiều, có gì đó hơi vụn vặt. Tôi càng không thích những người quá tự tin ở bản thân mình trong cách thể hiện câu chữ cũng như chứng tỏ sự thông minh khi thâu tóm tâm lý người đọc bằng sự dồn ép của ngữ nghĩa. Là không thích, thế thôi!
"Thời tiết đô thị" được thể hiện bởi một giọng văn tỉnh của một cái đầu lạnh và thâm trầm. Nắm bắt được tâm lý người đọc, tác giả rất khéo léo trong việc thể hiện tư duy logic và cảm tính vừa phải trong những trang viết. Cuốn sách được biên tập tốt với năm phần Life (Sống) - Stories (Truyện) - Review (Điểm phim, sách, nhạc) - Artists (Văn nghệ sỹ) - Think Different (Nghĩ khác) bao quát khá nhiều vấn đề trong những năm gần đây. Có lẽ đây là ưu điểm của cuốn sách tổng hợp, nhất là khi nó xuất phát từ một blogger lang thang giang hồ mạng lâu năm. Người đọc khó tính đến đâu cũng sẽ tìm được một entry phù hợp với lĩnh vực mình quan tâm. Chưa hẳn đã thích, nhưng ít ra có thể đọc trong những lúc rảnh rỗi, và bàn tán trong lúc trà dư tửu hậu với bạn bè.
Những thay đổi đương nhiên của con người và xã hội trong "Thời tiết đô thị" ta có thể chứng kiến hàng ngày ở bất cứ đâu. Nhiều đến mức người ta quên cả cảm giác nên buồn cho cái thời thế ấy, nên tiếc cho con người và cái cảm giác xưa cũ ấy. Và "khi người ta thôi trẻ", người ta càng biết cách "hóa vàng" cảm xúc bằng chiếc áo ngôn từ khách quan. Lẩn khuất đâu đó trong những trang viết là niềm tin mất mát, sự chua xót và một nỗi buồn trong trẻo. Giống như tác giả vừa tan rã một giấc mơ dài thăm thẳm...
...
Tối nay tôi xem một buổi diễn tại quán cafe quen. Xen giữa những bài hát là một minishow standup comedy của một nhân vật dạo này đang nổi. Bỏ qua ý kiến chủ quan của tôi, thì feedback của độc giả sau khi nghe + xem vở hài kịch tự biên tự diễn của đồng chí này đã khiến cho bạn tôi - tức là chủ quán đau đầu trong việc có tiếp tục mời đồng chí này ở lại diễn nữa hay không. Người chê và khen ngang nhau, mà bên nào cũng kịch liệt lý luận. Bên khen thì kêu là mới lạ, mà phản ánh đúng đắn với những gì nghe, thấy hàng ngày. Bên chê thì bảo "vừa tục vừa tởm", những chuyện trong wc hay giường chiếu cũng đem ra talk ở trong khung cảnh lãng mạn dìu dặt nữa chứ, có là comedy chăng nữa thì cũng phản cảm. Điều thú vị là những người ủng hộ Mr.D trong buổi tối hôm nay phần lớn là chị em phụ nữ. Tự nhiên thấy có vài điểm tương đồng với cuốn sách này. Nửa đêm tặc lưỡi nghĩ có khi nào để độc giả hay những nhà phê bình bớt đau đầu mà đã loại bớt sự dữ dội đi chăng? Dẫu sao gái hâm mộ đã (vẫn) hòm hòm rồi, cần chi nữa những dư luận trái chiều?
2. Sau G, đã xuất hiện một người gọi tôi là màu xanh. Có đôi chút ngạc nhiên về ý nghĩa của màu sắc ấy. Cố nhiên là tôi thích. Nhưng lý do tôi thích hẳn khác với nguồn gốc của cái "màu xanh" ấy.
Là bởi, với tôi, chung sống vốn không có màu xanh lá cây, cảm quan về thế giới càng chẳng mấy khi biếc xanh như bầu trời hay mặt biển rộng.
Là bởi, tôi từng nói, màu xanh vốn là thứ màu tuyệt vọng nhất.
3.
Tóc em đã dài hơn mùa thu,
mắt em đã lạnh hơn mùa đông,
đôi môi cằn cỗi như mùa hạ,
chỉ có trái tim em là ướt át như mưa xuân
Cảm thức về cuộc sống một mình tự do yên ả thật khiến người ta ham muốn đến phát điên.
Những điều còn lại, chỉ giản đơn như mùa xuân hụt, khi mở cửa bước ra ngoài phố thị, chúng sẽ biến mất.
Có thật không?
2010/07/19
invisible
That maybe when I die
I get to be a car
driving in the night
lighting up the dark.
something in your voice
sparks a little hope
I'll wait up for that noise
your voice become my home
One way road, don't care what I find
A little thunders good, I thought maybe you would
but it's okay, we all feel left out
sometimes growing up, it can get you down.
I give you some thing that no one's going to give you
my sleepin' skin and my heart deep down in you
I'll never tell you, but you're my little scar
Goodbyes are hard and there hard and there hard
2010/07/08
No way
2010/07/02
July waits
2010/06/26
Summertime
Nồng nàn rượu sen mùa hạ
Rượu sen càng nhắp càng say,
Càng yêu vì nết, càng say vì tình
(Ca dao)
Đất Việt xưa nay, bảo chuộng không hẳn, nhưng từ bữa cơm bình thường tới dịp lễ Tết, cúng tổ tiên, đám hiếu, hỉ đều xuất hiện chén rượu với nhiều loại khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh sang hèn, đẳng cấp xã hội mà uống rượu cũng khác. Mỗi miền đều có loại rượu đặc trưng, được chế biến theo công thức với những sản vật riêng của mỗi vùng đất. Rượu được nấu từ gạo nếp thơm, sau đó tùy theo sở thích mà ngâm thêm các vị thuốc hay hoa quả, rễ cây… mà tạo thành những vị rượu đậm đà. Trong các loại ấy, thì rượu hoa được coi là rượu của thi nhân. Rượu hoa khó làm, tùy theo mùa tùy từng loại hương mới ướp vào rượu được, chưng cất cầu kỳ và đòi hỏi sự tinh tế, kiên nhẫn của người làm. Rượu hoa quý là rượu sen cuối hạ, rượu cúc cuối thu, chỉ mùi hương thôi cũng làm say lòng người.
Quý ở mùi hương
Rượu sen phường Thụy Chương, Tây Hồ (Hà Nội) là rượu tiến vua từ xưa, nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon, thanh nhã. Thế nhưng đệ nhất danh tửu của một thời gần như đã thất truyền. Bây giờ mọi người thường nhầm lẫn rượu sen với rượu liên tử (hạt sen). Tuy cả hai loại này đều có tác dụng chống lão hóa, an thần ích trí, tăng cường sức khoẻ, nhưng từ cách chế biến tới mùi vị có vài phần khác nhau. Rượu liên tử dễ làm, nhanh thành phẩm, cũng được truyền tụng rằng tốt cho sức khỏe nhưng so với rượu sen thì mùi hương còn kém vài phần.
Rượu sen Tây Hồ cầu kỳ từ cách chọn nguyên liệu. Rượu phải là nếp trắng ngon, hoa sen phải đúng loại sen quế còn gọi là sen bách hoa vì bên trong các cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau. Giờ đây, loại sen quý hiếm này chỉ còn ở Hồ Tây. Người làm rượu sen cần tỉ mỉ, phải bóc từng lớp cánh sen, kế đến tẽ những hạt trắng ở đầu nhụy hoa gọi là gạo sen ra. Để có được gạo sen ưng ý thì sen quế phải được hái từ khi mặt trời chưa mọc. Tuốt lấy gạo sen cũng phải làm một cách khéo léo, nhẹ nhàng để không làm mất đi mùi thơm. Thông thường, cứ một trăm bông sen mới được một lạng gạo sen. Tách được gạo sen rồi, đem phơi một nắng rồi ngâm cùng với hạt sen trong rượu trắng. Sau 3-4 tháng, men rượu quyện hương sen cho mùi thơm đặc trưng là có thể uống được. Đối với những người sành rượu, nghiêng về thưởng thức thì rượu sen là thức uống vô cùng quý giá, thường dành để mời bạn tri kỷ tâm giao.
Say bởi men nồng
Trong đạo Phật của người Á Ðông, hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy. Sen là loài hoa thanh cao nên hương sen được xem như tinh tuý của trời đất. Vì thế nói rượu sen là rượu của người quân tử cũng chẳng ngoa.
Sau khi lên men, rượu trắng hơi ngả sang vàng như nắng sớm. Gạo sen và hạt sen lắng xuống dưới đáy, nước rượu nổi lên trên trong vắt, vô cùng đẹp mắt. Hương sen thanh nhã quyện trong rượu nồng khiến cho rượu sen có một mùi thơm khiến ta say say dù mới chỉ ngửi từ xa. Thế rồi chén bằng hạt mít, gió mát trăng thanh, ngồi uống rượu ngon cùng bạn hiền, nói dăm ba câu chuyện nhàn tản, cao hứng thì bàn chuyện thơ từ ca phú. Thật là “rượu vào thi hứng lên cao”, không gì sánh bằng.
Người Hà Nội khá giả, có nhiều thú ăn chơi tao nhã liên quan tới hoa sen như chè hạt sen đậu xanh, trà ướp hoa sen…, nhưng rượu nấu ủ hoa sen Tây Hồ thì nhiều người Hà thành ngày nay có lẽ cũng chỉ được biết đến qua thơ Đoàn Nguyên Tuấn (danh sĩ đời Tây Sơn, con Hoàng Giáp Đoàn Nguyễn Thục, anh vợ Nguyễn Du) mà thôi:
Địa tiếp Tây Hồ cộng cửu thiên,
Giai tai Thuỵ tửu, tửu trung tiên.
Đề hồ nhưỡng tựu thiên chung mãn,
Chưng đạo hương khai vạn hộc chiền
Tạm dịch:
Ven Hồ Tây có rượu tiến vua
Ngon nhất phường Thụy, tiên trong rượu
Rượu cốt, ủ chứa đầy ngàn chum,
Xôi đồ, thơm phức toả muôn hộc.
Ven hồ Tây bây giờ vẫn còn một số nhà làm rượu sen theo cách ngâm ủ gia truyền. Nhưng rượu làm chỉ để uống, mời bạn bè và mời khách có duyên. Một ngày nhàn tản, nếu có thú lang thang ngắm hoa sen, muốn mua hoa sen tại đầm hay uống chén trà sen trong cảnh bát ngát mênh mông của đầm sen, biết đâu bạn lại có duyên thưởng thức vị rượu tiến vua ngày xưa.
The king of rice wine
There are countless kinds of glutinous rice wine in Vietnam, but none equals the exquisite and precious rice wine once reserved only for kings: rice wine embalmed with lotus pistils
Rich or poor, Vietnamese would like to serve their meals with cups of glutinous rice wine. It may be of different kinds, depending on regions and people’s social status. It may be mixed with medicinal herbs, roots or fruits.
Yet of all types of rice wine, rice wine scented with flowers is the most treasured because it is most difficult to make. Reverently called the poet’s wine, flower-scented rice wine like rice wine scented with chrysanthemums gathered at the end of autumn or lotus pistil-scented rice wine at summer’s end exude fragrances that are immortalized in proverbs and poetry.
Unmatched fragrances
Like Asians elsewhere, Vietnamese set great store by lotus flowers which blossom bright and clean in mud, and lotus scent, considered nature’s quintessence, is reserved for the most beloved tea and wine. In Hanoi, residents of Thuy Chuong Ward in West Lake District have been long admired for their superbly fragrant lotus wine which they made to offer to kings, though this once-glorious profession seems to have been dying out.
Few but the connoisseurs know what lotus rice wine really is. Many still mistake it for rice wine made from lotus seeds. Both kinds help prevent aging, tranquilize the mind, and boost memory and health but the later is easier to make and much less fragrant.
Making West Lake lotus pistil rice wine is a complicated process. The ingredients - glutinous rice and lotus flowers - must be of first-rate quality. The lotus flowers must be the large type with layers of big petals hugging hundreds of smaller petals.
These rare big ones can only be seen on West Lake now. Wine makers gather lotus flowers before dawn, remove petals and gently pluck off the white anthers at the top of the pistil. One hundred flowers normally yield only one tael (38 grams) of anthers.
The anthers are then dried under the sun and soaked with lotus seeds in white rice wine. After 3 to 4 months, the scents of wine and lotus intertwine to create an exquisite drink that Vietnamese only share with their closest friends.
The temptation of rice wine
After 3 to 4 months of fermentation, the white rice wine acquires the light yellow color of morning sunshine. Lotus anthers and seeds have settled at the bottom, leaving room for the wine that is now rising up clear and beautiful.
The fine and mild scent of lotus blends with the strong odor of rice wine to create a fragrance that can make you drunk from afar. Served in tiny cups, in a breezy moonlit night, during light-hearted conversations with intimate friends, lotus rice wine is an unequalled treat.
Hanoians may make many dishes from lotus flowers such as sweet porridge with green beans and lotus seeds and lotus-scented tea, but lotus rice wine is their most treasured lotus dish. Yet few have a chance to taste now.
If you want to have a sip, your only chance is perhaps to drop by West Lake, buy some lotus flowers, and ask the sellers if they happen to make lotus wine and are willing to share it with you. Otherwise, this royal drink is just a stuff of poetry, as in this poem by Doan Nguyen Tuan, the brother-in-law of the famous national poet Nguyen Du:
On the bank of West Lake there is a wine for king
Fairies are inside the wine of Thuy Ward
It is aged in thousand jars
And drunk with steamed glutinous rice that sends fragrances wide and far.
Reported by: Lâm An
Delicious Magazine No.9
2010/06/17
In the middle of June
- Ngày 1.6 và 3.6 năm 2010, trên một chuyến tàu điện ngầm ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô Trung Quốc, một cô gái mặc áo đỏ đã chiếm một vị trí trong khoang tàu và biểu diễn một màn múa cột gợi cảm suốt 10 phút khi tàu đang đi qua một trong những điểm đỗ.
- Ngày 13.6, mưa trên diện rộng khắp Sài Gòn. Từ đầu mùa mưa, đây là cơn đầu tiên.
- Bếp và ban công là địa điểm yêu thích nhất ở công ty. Một cửa sổ lớn vuông vức từ bếp nhìn chếch xuống công viên rộng lớn. Sàn gỗ mát lạnh làm dấy lên ham muốn nằm lăn ra đó ngủ vùi. Và lộn xộn, có quá nhiều đồ bếp núc ở đây. Và ban công cũ kỹ như bất kỳ ban công nào của những khu chung cư cũ kỹ trong thành phố này, nó gợi cảm giác dễ chịu mỗi khi trốn máy lạnh ra ngoài hít một hơi thuốc dài. Sự gắn bó với một công việc, có đôi khi đến từ những điều không ngờ nhất.
- Mùa bay. Mưa mỏi. Và em không về.
2010/05/16
It's a must?
Millions of people in this world, all of them yearning, looking to others to satisfy them, yet isolating themselves.
Why?
Was the earth put here just to nourish human loneliness?"
( Haruki Murakami - Sputnik Sweetheart )