T không quay về Sài Gòn, và cũng như bà cụ mười năm trước đó, cô ấy chọn một nơi rất xa, thuê một căn phòng nhỏ, điện thoại không lắp, tài khoản không mở, bạn bè không kết. Mai danh ẩn tích để được mãi mãi nằm trong danh sách mất tích của sở Nội vụ thành phố."
(Trích T mất tích - Thuận)
Xin mượn một đoạn trích nhỏ của Thuận để nói đôi chút về Lev Tolstoy - nhà đại văn hào đã quá nổi tiếng, tôi chỉ muốn nói tới một điểm chung của Lev và nhân vật T kia, đó là cả hai đều quyết định bỏ lại tất cả và mất tích. Những năm cuối đời, Lev Tolstoy đã rời bỏ cuộc sống của một đại Bá Tước giàu có đầy danh vọng, để chuyển ra ở một mình trong một thái ấp nhỏ ở nông thôn và sống như một người hành hương nghèo khổ nhất. Trong bức thư dài viết cho vợ khước từ sự trở về, ông nói "...sự trở về của tôi bây giờ hoàn toàn không thể được nữa...Cuộc sống không phải là trò đùa, chúng ta không có quyền tự ý vứt bỏ nó đi và đo nó theo chiều dài thời gian cũng không hợp lý. Có thể là những tháng cuối cùng trong đời chúng ta lại quan trọng hơn tất cả những năm đã qua và phải sống những tháng cuối cùng đó cho tốt đẹp...". Ở một nhà ga xép miền Trung Nga, vào một đêm lạnh giá tháng 11 ông đã thực hiện cuộc đào thoát cuối cùng trong công cuộc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi dằn vặt giày vò ông suốt những năm cuối của cuộc đời.
Chắc gì những câu trả lời đã dễ chịu hơn những câu hỏi? Điều này chỉ mình Lev Tolstoy biết. Sự dằn vặt trong quá trình đi tìm chuỗi những câu trả lời cho cuộc đời của mình được ông biểu đạt đầy cay đắng và chân thực trong "Tự thú". Tấn bi kịch của một tâm hồn mạnh mẽ và thâm thúy, đầy sáng tạo và chán chường, vừa phấn đấu tiến tới sự tự hoàn thiện (self - perfection) vừa ngập tràn sự nghi ngại hoang mang...
Ngay phần mở đầu, ta có thể được sự xung đột mạnh mẽ giữa Đức tin và Lý trí trong con người ông. Tiếp sau "Một tranh luận về đức tin tại Kremli" và "Những người đàm thoại" (The Interculor) - mà ông đưa ra những thảo luận về đức tin giữa những kẻ có đức tin và những kẻ vô thần, tới "Tự thú" ông đã tiến một bước dài hơn hẳn. Ấy là phủ định hoàn toàn Đức Tin, bằng những từ ngữ đanh thép, những mẩu chuyện giản dị nhưng chắc nịch đã gạt bỏ hoàn toàn những giáo lý Chính thống được truyền dạy từ thời ấu thơ và khẳng định cái nơi chốn mà ông vốn nghĩ là chứa đựng Đức tin ấy thực ra đã trống rống từ lâu và những cử chỉ hành lễ hoàn toàn là vô nghĩa. Chính sự xung đột mạnh mẽ giữa Đức tin và Lý trí trong con sư tử của văn học Nga đã khiến ông bị giáo hội Nga khai trừ và coi như "một kẻ tà đạo, xấc xược và nổi loạn chống lại Đức chúa trời" (ngày 22 tháng 2 năm 1901). Và cho đến cuối đời hành động rời bỏ tổ ấm quý tộc của ông cũng được coi như một hành vi nổi loạn, cảnh sát đã bám sát ông, báo chí xôn xao, chính quyền luôn sẵn sàng đối phó và Nga hoàng đã cử Tòa thánh giáo chủ Parpheni tới gặp ông yêu cầu ông hòa giải với Chính giáo nhưng thất bại. Câu hỏi về Đức Tin, về mối quan hệ giữa con người với đấng vô hạn, ý nghĩa cuộc sống của chính mình không ngừng ám ảnh Lev Tolstoy và tiếp tục thể hiện sự giằng co ở đoạn cuối tác phẩm. Rốt cuộc, ngọn lửa thực sự của Đức Tin nằm ở đâu? Ở Thượng Đế vô hạn hay ở trong chính mỗi con người? Lev Tolstoy khao khát đi tìm một cuộc sống có Đức Tin, một Đức Tin thuần khiết, vô vị lợi, một Đức Tin tự mình tìm thấy cho mình, để mình có thể tự trả lời phần nào những câu hỏi mà mình cần thiết phải đặt ra cho chính mình. Và ông đã tìm cho tới tận giây phút cuối cùng của cuộc đời...
Lời thú tội thứ nhất: tôi chưa bao giờ có niềm tin vào tôn giáo một cách nghiêm túc
Lời thú tội thứ hai: tôi đã sống như một người điên suốt những năm tháng tuổi trẻ.
"Bây giờ thì tôi thấy rõ rằng không có sự khác biệt nào giữa chúng tôi và những người (điên) đang sống trong một nhà thương điên; vào thời ấy, tôi chỉ mơ hồ thoáng thấy điều này, và, giống như tất cả mọi người điên, tôi nghĩ rằng trừ tôi ra, tất cả những người khác đều điên cả."
Lev Tolstoy gọi những năm tháng sống khát khao cống hiến cho đam mê quyền lực, danh vọng, sự giàu có, tính kiêu ngạo, sự dâm đãng và thậm chí là cả khoảng thời gian bên gia đình...,là những năm tháng điên rồ và dối trá. (Dù trong những năm này ông đã cho ra đời những tác phẩm được coi là kiệt tác như Chiến tranh & hòa bình, Anna Karenina...).
Cho đến khi ông phát hiện ra ông bị "bệnh", và những câu hỏi quay về giằng xé đầu óc ông. Phải chăng tất cả sự giàu sang và danh vọng kia chỉ là những ảo ảnh lừa dối của cuộc đời, và rằng suốt những năm qua ông không thực sự có ước vọng gì?
Lời thú tội thứ ba...
Lời thú tội thứ tư...
Lời thú tội thứ năm...
Xung đột diễn ra liên tiếp, những câu hỏi nhảy múa, những giả định khấp khởi cười nói, các bậc hiền nhân như Socrates, Solomon, Schopenhauer cũng tham chiến. Và kết quả là "thay vì một câu trả lời, tất cả những gì mà người ta có thể đạt tới, là chính các câu hỏi tương tự, được đặt ra trong một hình thức rối rắm phức tạp." Giống như một kẻ bị lạc trong rừng, một lần nữa, Lev Tolstoy cay đằng nhận ra "Tôi đã không thể bị đánh lừa. Mọi sự đều là hư vô, Hạnh phúc thay cho kẻ nào chưa từng được sinh ra; cái chết thì tốt hơn cuộc sống; chúng ta phải loại bỏ sự sống ra khỏi chính mình."
Bế tắc, mâu thuẫn, hoảng loạn, và rồi đến cuộc truy tầm về cái chết. Tiến tới cận kề cái chết là để hiểu thấu hơn cuộc sống? Bằng những ngôn từ ít cầu kỳ nhất, Lev Tolstoy đẩy suy nghĩ vươn dài và tranh đấu mãnh liệt. Có hoặc không, không bao giờ là thứ màu nhờ nhờ không rõ đục trong. Đầy mâu thuẫn và dữ dội, ấy là Tự thú.
“Bỗng nhiên tôi thấy rằng, có lẽ vẫn còn một cái gì đó mà tôi không biết. Dù nói gì đi nữa, thì sự ngu dốt hành động trong thể cách này – đúng trong thể cách này. Sự ngu dốt luôn nói y hệt những cái mà tôi đang nói. Bất cứ khi nào nó không biết một cái gì đó, thì nó nói rằng bất cứ cái gì nó không biết, cái đó là ngu xuẩn. Thật sự, tựu trung là như vầy: tất cả nhân loại đã sống và tiếp tục sống như thể họ biết cái ý nghĩa của cuộc sống. Bởi vì nếu không biết ý nghĩa của cuộc sống, thì họ đã không thể sống; nhưng tôi đang nói rằng toàn bộ cuộc sống này là vô nghĩa và rằng tôi không thể sống.
Không ai ngăn cản chúng ta phủ nhận cuộc sống, như Schopenhauer đã làm. Vậy thì hãy tự vẫn, và bạn sẽ không phải băn khoăn lo lắng về điều đó. Nếu bạn không thích cuộc sống, hãy tự vẫn, Nếu bạn sống mà không thể hiểu ý nghĩa của cuộc sống, hãy chấm dứt nó; nhưng đừng quay mặt và khởi sự nói và viết về việc như thế nào mà bạn không hiểu cuộc sống. Các bạn có mặt trong một đám người vui vẻ, mà đối với họ, mọi sự đang tiến hành tốt, và tất cả họ biết họ đang làm gì; nếu bạn thấy chán và khó chịu, thì hãy cứ bỏ đi.”
Với Tự thú, Lev Tolstoy đã đưa người đọc vào một thế giới nội tâm đầy giằng xé và đơn côi. Giằng xé để không sa vào chán chường ủy mị khi suy tưởng, để được cứu thoát khỏi việc tự vẫn. Đơn côi đấu tranh với sự hoang mang nghi ngại lớn dần lên mỗi ngày trong chính bản thân mình. Rất chân thành nhưng cũng không kém phần buồn bã đau đớn, Lev Tolstoy một lần nữa khiến độc giả ám ảnh bởi những câu hỏi rất quen thuộc với mỗi con người "Ý nghĩa của đời tôi là gì?"
Lời thú tội thứ ba...
Lời thú tội thứ tư...
Lời thú tội thứ năm...
Xung đột diễn ra liên tiếp, những câu hỏi nhảy múa, những giả định khấp khởi cười nói, các bậc hiền nhân như Socrates, Solomon, Schopenhauer cũng tham chiến. Và kết quả là "thay vì một câu trả lời, tất cả những gì mà người ta có thể đạt tới, là chính các câu hỏi tương tự, được đặt ra trong một hình thức rối rắm phức tạp." Giống như một kẻ bị lạc trong rừng, một lần nữa, Lev Tolstoy cay đằng nhận ra "Tôi đã không thể bị đánh lừa. Mọi sự đều là hư vô, Hạnh phúc thay cho kẻ nào chưa từng được sinh ra; cái chết thì tốt hơn cuộc sống; chúng ta phải loại bỏ sự sống ra khỏi chính mình."
Bác tước Lev Nikolayevich Tolstoy khi còn trẻ
Bế tắc, mâu thuẫn, hoảng loạn, và rồi đến cuộc truy tầm về cái chết. Tiến tới cận kề cái chết là để hiểu thấu hơn cuộc sống? Bằng những ngôn từ ít cầu kỳ nhất, Lev Tolstoy đẩy suy nghĩ vươn dài và tranh đấu mãnh liệt. Có hoặc không, không bao giờ là thứ màu nhờ nhờ không rõ đục trong. Đầy mâu thuẫn và dữ dội, ấy là Tự thú.
“Bỗng nhiên tôi thấy rằng, có lẽ vẫn còn một cái gì đó mà tôi không biết. Dù nói gì đi nữa, thì sự ngu dốt hành động trong thể cách này – đúng trong thể cách này. Sự ngu dốt luôn nói y hệt những cái mà tôi đang nói. Bất cứ khi nào nó không biết một cái gì đó, thì nó nói rằng bất cứ cái gì nó không biết, cái đó là ngu xuẩn. Thật sự, tựu trung là như vầy: tất cả nhân loại đã sống và tiếp tục sống như thể họ biết cái ý nghĩa của cuộc sống. Bởi vì nếu không biết ý nghĩa của cuộc sống, thì họ đã không thể sống; nhưng tôi đang nói rằng toàn bộ cuộc sống này là vô nghĩa và rằng tôi không thể sống.
Không ai ngăn cản chúng ta phủ nhận cuộc sống, như Schopenhauer đã làm. Vậy thì hãy tự vẫn, và bạn sẽ không phải băn khoăn lo lắng về điều đó. Nếu bạn không thích cuộc sống, hãy tự vẫn, Nếu bạn sống mà không thể hiểu ý nghĩa của cuộc sống, hãy chấm dứt nó; nhưng đừng quay mặt và khởi sự nói và viết về việc như thế nào mà bạn không hiểu cuộc sống. Các bạn có mặt trong một đám người vui vẻ, mà đối với họ, mọi sự đang tiến hành tốt, và tất cả họ biết họ đang làm gì; nếu bạn thấy chán và khó chịu, thì hãy cứ bỏ đi.”
Với Tự thú, Lev Tolstoy đã đưa người đọc vào một thế giới nội tâm đầy giằng xé và đơn côi. Giằng xé để không sa vào chán chường ủy mị khi suy tưởng, để được cứu thoát khỏi việc tự vẫn. Đơn côi đấu tranh với sự hoang mang nghi ngại lớn dần lên mỗi ngày trong chính bản thân mình. Rất chân thành nhưng cũng không kém phần buồn bã đau đớn, Lev Tolstoy một lần nữa khiến độc giả ám ảnh bởi những câu hỏi rất quen thuộc với mỗi con người "Ý nghĩa của đời tôi là gì?"
Lâm An.
Ai đọc quyển này là điên đấy :)
Trả lờiXóa